ANGEL: ASEAN Network for Green Entrepreneurship and Leadership/ ANGEL is co-funded by the ERASMUS+ programme of the European Union / Capacity Building in the field of Higher Education. ANGEL project is a convergence of ASEAN partner institutions’ responses to the strong need for capacity-building in confronting challenges of environmental degradation. In addition, ANGEL is set to support graduates as well as disadvantaged groups to attain decent income based on quality employment, enhanced entrepreneurial-leadership skills and inclusiveness as gender and demographic divide exist and derail wealth creation across the ASEAN nations.
The mission of ANGEL is to engender impact and transformation for two major target stakeholders of each partner institutions in Cambodia, Indonesia, Lao PDR, Vietnam and Malaysia. The first target group is the internal stakeholders namely students, academic and non-academic staff and top management. Within the context of Southeast Asian institutions, the green entrepreneurial mindset and transformational leadership skills and competencies are still new concepts and less implemented.
The second target group of ANGEL is the disadvantaged group among societies in Cambodia, Indonesia, Lao PDR, Vietnam and Malaysia. This includes women and minorities, poor income groups in both urban and rural communities as well as people with disabilities (PWD).
The Asian partners are supported by universities and institutions from Greece and Cyprus.
Objectives
ANGEL aims to build the capacity necessary in eleven ASEAN Universities for balancing the high potential economic growth and innovation in the partner countries with their lack of capacities in green entrepreneurship as well as resolving entrenched issues and challenges of poverty, low quality jobs in the informal sector, digital divide and leadership gaps.
Its objectives are:
- to address green entrepreneurship and transformational leadership and social innovation challenges,
- to build a high calibre network of future green entrepreneurial-leaders with effective and efficient style of management who could uphold ethics and good governance while able to connect with the local/regional and international market ecosystem with a multiplier effect in the ASEAN region.
Against the above general aims of ANGEL, the project specifically designs the following objectives in the hope to develop an innovative green entrepreneurial-leadership ecosystem that will foster:
- Guidance: an online guide will offer practical, personalized information for building and leading a green enterprise; a targeted training programme, complemented with personal coaching will support the creation of start-ups.
- Engagement: a university network will reach and mobilize both internal and external stakeholders through its ANGEL- Innovate Unit. Internal stakeholders would include faculty members, administrative staff, researchers, students and relevant external partners could be social entrepreneurs, start-ups and government agencies that relates to green entrepreneurship.
- Exchanges and sharing: the ANGEL-Hub will be a centre for the development of early-stage start-ups in green technologies, energy and sustainable development.
Support: the ANGEL-Enterprise team will have the mission to support and advance ANGEL in the long term through the development of expertise in the commercialization of Universities’ knowledge and technology, and partnership-building with the external regional/national/international entrepreneurial ecosystem.
Website: https://angel-project.eu/
Công ty TMA Solutions sẽ tổ chức seminar về IoT kết hợp với thông tin tuyển dụng tại Không gian sáng chế - Trường Đại học Cần Thơ. Kính mời các bạn sinh viên đăng ký tham dự:
+ Thời gian 8:00AM ngày 06/12/2019 (Thứ sáu)
+ Địa điểm: Không gian sáng chế - Trường Đại học Cần Thơ
+ Đăng ký tham dự: http://bit.ly/2DCRph2
Hiện nay Không gian sáng chế - Đại học Cần Thơ (MIS-CTU) cung cấp các hoạt động dịch vụ bao gồm:
1. Thiết kế và thi công quà tặng đối tác;
2. Tổ chức sự kiện về sáng tạo, sáng chế;
3. Quảng cáo tại chỗ;
4. Giải pháp sáng tạo và đổi mới.
Sáng ngày 05/4/2019, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) đã chính thức đưa "Không gian sáng chế" vào hoạt động, để đánh dấu cho sự ra đời này, buổi lễ khánh thành đã được tổ chức với sự tham dự của ông Michael Greene - Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam, đại diện Đại học Bang Arizona (ASU), GS.TS. Hà Thanh Toàn - Hiệu trưởng Trường ĐHCT, các sinh viên, giảng viên và các doanh nghiệp ngành công nghệ.
Các đại biểu cùng cắt băng khánh thành Không gian sáng chế - Đại học Cần Thơ |
Không gian sáng chế - Đại học Cần Thơ được thành lập là kết quả sau 5 năm hợp tác giữa ĐHCT và Đại học Bang Arizona (Arizona State University - ASU), Hoa Kỳ dưới sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua dự án Built-IT. Với mục tiêu phục vụ cho nhu cầu đam mê sáng tạo của sinh viên, giảng viên và doanh nhân chuyên ngành kỹ thuật, Không gian sáng chế được đầu tư nhiều thiết bị hiện đại được tài trợ từ phía ASU gồm máy CNC (Computer Numberical Control) chính xác, máy in 3D, máy khắc lazer, thiết bị calib, máy tính, dụng cụ đo đạc,…Qua đó, những ý tưởng mới, sáng tạo của sinh viên và giảng viên sẽ được hiện thực hóa thành sản phẩm cụ thể. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động tại Không gian sáng chế, sinh viên có cơ hội rèn luyện: tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, cũng như các kiến thức tổng hợp về Khoa học, Kỹ thuật, Cơ khí,....
Máy khắc lazer, một trong các thiết bị hỗ trợ sáng tạo tại Không gian sáng chế |
Phát biểu tại buổi lễ, GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Đại học Cần Thơ chia sẻ “Chúng tôi luôn khuyến khích sinh viên và giảng viên của Trường sử dụng hiệu quả Không gian sáng chế nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu và hoạt động chuyên môn của mình. Không gian sáng chế hứa hẹn sẽ thúc đẩy năng lực sáng tạo, niềm đam mê nghiên cứu khoa học và sáng tạo của sinh viên, giảng viên đồng thời góp phần hỗ trợ công tác đào tạo thực nghiệm các học phần khởi nghiệp và EPICS (khóa học theo mô hình Học thông qua dự án, phục vụ cho cộng đồng) tại Trường".
GS.TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng trường ĐHCT phát biểu tại buổi lễ |
Khẳng định cho bước đầu thành công của Không gian sáng chế, với sự hỗ trợ từ các trang thiết bị kỹ thuật, máy móc, sinh viên đã làm nên các nguyên mẫu sản phẩm từ ý tưởng của mình. Với niềm tự hào cùng với sự phấn khích, sinh viên hào hứng giới thiệu sản phẩm của mình đến các đại biểu tham dự.
Sinh viên giới thiệu máy cắt và ủ phân hữu cơ |
Sản phẩm chậu hoa thông minh được giới thiệu đến khách tham quan |
Sản phẩm phòng hút thuốc nơi công cộng |
Điều khiển cánh tay robot bằng sóng não |
Sản phẩm tủ khóa cảm biến vân tay |
Theo ông Michael Greene, Giám đốc USAID tại Việt Nam nhận định “Không gian sáng chế tạo điều kiện cho việc chuyển đổi từ các phương pháp giảng dạy truyền thống sang mô hình học tập trải nghiệm hiện đại. Không gian sáng chế sẽ hỗ trợ các nỗ lực của Đại học Cần Thơ trong việc hợp tác với khu vực tư nhân. Thông qua các hoạt động học tập thực tế, dựa trên dự án, đào tạo trên các thiết bị chuyên ngành, phát triển các kỹ năng xây dựng nguyên mẫu, và trải nghiệm công nghệ sản xuất hiện đại, Không gian sáng chế sẽ cung cấp cơ hội cho các đối tác doanh nghiệp tham gia vào việc hướng dẫn, giảng dạy, và hợp tác với sinh viên và giảng viên trong nghiên cứu và phát triển các dự án.”
Ông Michael Greene, Giám đốc USAID tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ |
Một trong 3 “Không gian sáng chế” ở Việt Nam và cũng là đầu tiên ở miền Tây Nam bộ, Không gian sáng chế - ĐHCT không những phục vụ cho Trường ĐHCT mà còn cho các trường khác cũng như doanh nghiệp có nhu cầu thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển kỹ năng chuyên môn, tư duy doanh nghiệp và các kỹ năng mềm cho sinh viên trên toàn vùng.
(Tin, ảnh: Trung tâm Thông tin & Quản trị mạng)
Hiện nay Không gian sáng chế - Đại học Cần Thơ (MIS-CTU) cung cấp các hoạt động đào tạo bao gồm:
1. TT đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp;
2. TT EPICS;
3. Lớp ngắn hạn về STEM;
4. Quản lý không gian sáng chế.